Dự án KĐT Riverland

Dự án KĐT Riverland Dự án KĐT Riverland là dự án được quy hoạch tổng thể ngay từ ban đầu với cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn hiện đại làm nên nền tảng của một đô thị Hiện Đại – Xanh – Sạch – Đẹp – Phát Triển Nhanh Chóng và Bền Vững. Phối cảnh tổng […]

0911.00.3333

Chi tiết dự án

Dự án KĐT Riverland

Dự án KĐT Riverland là dự án được quy hoạch tổng thể ngay từ ban đầu với cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn hiện đại làm nên nền tảng của một đô thị Hiện Đại – Xanh – Sạch – Đẹp – Phát Triển Nhanh Chóng và Bền Vững.

Phối cảnh tổng thể dự án

Vị trí

Dự án có vị trí đẹp nhất trong tấ cả các khu đô thị tại Mê Linh: Gần đường cao tốc Thăng Long – Nội bài và cách đường cao tốc 300m, mặt đường 48m và 24m, nằm ngay cạnh Đầm Và, tiếp giáp và gần sát các khu đô thị Phúc Việt, Vitcorp, Làng hoa Tiền Phong, Minh Giang Đầm…

Thiết kế

– Quy mô dự án: gồm

+ 04 căn VIP diện tích từ 200 – 500 m2

+ 61 căn biệt thự diện tích từ 200 – 500 m2

+ 55 căn hộ liền kề diện tích 75 – 120 m2

Riverland là nơi an cư nhìn ra đường chân trời, gồm những biệt thự nằm ven hồ tự nhiên cùng đài phun nước kỳ bí như những thành phố lãng mạn của Châu Âu. Chỉ cần bước ra cửa, gió ùa vào, thả hồn mình cùng gió, nắng, sông nước, ngửi được hương ngai ngái của cỏ cây, thưởng ngoạn cái bao la của đất trời, cái lồng lộng của không gian sống và dòng biến tấu vô cùng cảm xúc trước bức tranh phong cảnh tự nhiên chuyển mình trong nhiều thời khắc của ngày. Có đóng cửa, kéo rèm, mặt nước, màu xanh của cây cỏ không còn trước mặt, nhưng vẫn còn đó đường chân trời bình yên, âm thanh thiên nhiên hòa điệu bên ngoài.

Tiện ích

– Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thoáng đãng. Từ một hoa viên đến cả một hồ nước tự nhiên rộng lớn, từ các cửa hàng tại tầng trệt đến những sân chơi xanh mát và chỗ dừng chân thư thả…Không gian sống hiện đại không còn là lối đi về, mà là cả tổng thể hoàn chỉnh với tính cộng đồng cao – những nhu cầu thiết yếu được đáp ứng ngay tầm tay.

– Mạng lưới giao thông liên hoàn, thông suốt từ khu dự án toả đi các khu đô thị liên quan. Từ dự án Riverland đến khu đô thị Ciputra chỉ khoảng 10 phút , đến Trung tâm tài chính Tây Hồ tây chỉ 15 phút đi xe máy, đến sân bay Nội Bài chỉ 10 phút, đến Sân Vận Động Mỹ Đình chỉ 20 phút.

– Đô thị phát triển trong cơ cấu bảo vệ môi trường, không gian Xanh – Sạch – Đẹp, không khí trong lành nâng cao sức khỏe cư dân.

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

  1. Lý do, mục tiêu và nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch:
  2. a) Lý do điều chỉnh quy hoạch:

Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc về kinh tế, hiện đại hóa đô thị, xứng tầm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quốc tế tại khu vực Đông Nam Á. Thành phố đang gấp rút đẩy nhanh các dự án hoàn thiện chỉnh trang đô thị (sau khi mở rộng địa giới hành chính), tăng cường phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, và hạ tầng xã hội đô thị mới.

* Giai đoạn trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính:

Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận theo quyết định số 1063/QĐ-UB ngày 01/4/2004, với diện tích lập dự án là 83.605m2.

– Sau khi đồ án Quy hoạch chung khu đô thị mới Mê Linh được phê duyệt, dự án: Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng có sự thay đổi về quy mô do tuyến đường quy hoạch với mặt cắt lộ giới 48m chạy qua phía Tây Bắc khu đất diện tích còn lại của dự án là 68.747m2.

– Ngày 04/3/2008, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định số 649A/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng xác định quy mô nghiên cứu quy hoạch là 68.747 m2 và dân số 800 người.

– Ngày 18/3/2008, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định số 829/QĐ-UBND về việc giao đất thực hiện dự án: Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng.

– Ngày 16/7/2008, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định số 200/QĐ-TNMT về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng &  Phát triển Hạ tầng Tiền Phong.

– Ngày 15/1/2010, Chi cục Thuế huyện Mê Linh có thông báo số 478/TB-CCT về việc xác nhận Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng & Phát triển Hạ tầng Tiền Phong hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho dự án: Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng.

* Giai đoạn sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính:

– Theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 01/8/2008, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc được sát nhập về Hà Nội.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đang trong quá trình thực hiện.

– Quy hoạch phân khu N3 tỷ lệ 1/5000 và Quy hoạch Phân khu đô thị GN tỷ lệ 1/5000 đang trong quá trình hoàn thiện.

Vì vậy, dự án: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng ngừng triển khai chờ khớp nối các quy hoạch cấp trên.

* Sau khi đồ án quy hoạch phân khu N3 và GN phê duyệt:

– Vị trí, quy mô dự án sau khi khớp nối quy hoạch phân khu:

+ Vị trí dự án thuộc 2 phân khu N3 và GN, bị chia cắt bởi 2 tuyến đường Liên khu vực (mặt cắt b=48m) chạy dọc theo 2 hướng Tây – Bắc và Đông – Nam dự án. Trong đó phần đất thuộc phân khu đô thị N3 có 2 tuyến đường chính khu vực.

+ Quy mô: Phần đất dự án có sự thay đổi so với diện tích đã được phê duyệt (68.747 m2) do tuyến đường Liên khu vực cắt qua có diện tích khoảng 12.388m2

– Chức năng sử dụng đất sau khi khớp nối quy hoạch phân khu:

+ Theo quy hoạch phân khu N3, tỷ lệ 1/5000, dự án Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng nằm trong ô quy hoạch ký hiệu N3.1-6 có các chức năng: đất nhóm nhà ở xây dựng mới; đất đường giao thông (đất đường Liên khu vực và đường chính khu vực).

+ Theo Quy hoạch Phân khu đô thị GN, tỷ lệ 1/5000, dự án Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng nằm trong các ô quy hoạch ký hiệu GN4-3 được xác định chức năng là đất ở sinh thái.

– Do có những thay đổi nêu trên dẫn đến việc cần phải xây dựng lại phương án quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, phương án tổ chức không gian, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như xác định lại các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tỷ lệ các loại đất… trong khu đất dự án hiện nay. Nhằm mục đích đưa ra phương án quy hoạch sử dụng đất, phương án tổ chức không gian hợp lý nhất đồng thời cụ thể hoá và làm chính xác lại các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng theo quy hoạch.

– Theo kết quả rà soát Đồ án quy hoạch – Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố (dự án xếp loại 2), để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/2000 và GN, tỷ lệ 1/5000 đã được duyệt, nhằm khớp nối về hạ tầng kỹ thuật, chỉ giới đường đỏ, đường giao thông với các dự án liên quan ở xung quanh, bổ sung đảm bảo các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội theo quy hoạch phân khu được duyệt cũng như tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành, việc nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng là cần thiết, phù hợp quy định hiện hành.

  1. b) Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án điều chỉnh quy hoạch:

– Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh, tỷ lệ 1/10.000; Quy hoạch phân khu đô thị N3 và GN, tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt;

– Xây dựng khu vực chức năng đô thị theo hướng sinh thái, đồng bộ công trình kiến trúc, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

– Xác định cơ cấu, chức năng sử dụng đất hợp lý với các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật cụ thể cho từng ô đất;

– Xác định quy mô dân số phù hợp với quy hoạch khu vực;

– Rà soát, khớp nối các dự án đã và đang triển khai trong khu vực để đảm bảo đồng bộ về tổ chức không gian, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật;

– Đề xuất các quy định về quản lý xây dựng trong khu vực lập quy hoạch làm cơ sở cho Chủ đầu tư­­ điều chỉnh dự án đầu t­­ư xây dựng theo quy định và là cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý đầu t­­ư xây dựng theo quy hoạch.

  1. Căn cứ pháp lý lập điều chỉnh quy hoạch:
  2. a) Căn cứ:

– Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009QH12;

– Căn cứ Luật đất đai số 45/2013/QH13;

– Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Luật nhà ở số 65/2014/QH13;

– Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

– Căn cứ Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

– Căn cứ Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/1210 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

– Căn cứ Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

– Căn cứ Nghị định 100/2015/NQ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

– Căn cứ Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

– Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch, xây dựng đô thị ;

– Căn cứ Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

– Căn cứ Quyết định số 1135/QĐ-UB ngày 13/4/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc v/v chấp thuận đầu tư xây dựng Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng;

Căn cứ Quyết định số 649A/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng;

Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 18/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất thực hiện dự án Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng;

– Căn cứ Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 27/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đổi tên Chủ đầu tư Dự án từ Công ty TNHH Vạn Thắng thành Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Tiền Phong;

– Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TNMT ngày 16/7/2008 của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

– Căn cứ Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 21/02/2013 của UBND TP Hà Nội v/v phê duyệt quy hoạch phân khu N3, tỷ lệ 1/5000;

– Căn cứ Quyết định số 6694/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND TP Hà Nội v/v phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh, tỷ lệ 1/10.000;

– Căn cứ Quyết định số 7342/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND TP Hà Nội v/v phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng;

– Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 05/1/2015 của UBND TP Hà Nội v/v phê duyệt quy hoạch Phân khu đô thị GN, tỷ lệ 1/5000;

– Căn cứ Công văn số 88/VP-QHXDGT ngày 07/01/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội;

– Căn cứ Công văn số 2825/UBND-QLĐT ngày 22/6/2015 của UBND huyện Mê Linh về việc tham gia ý kiến vào Đồ án điều chỉnh QHCT tỉ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng tại xã Tiền Phong;

– Căn cứ Biên bản số 01/BB ngày 09/07/2015 của UBND Huyện Mê Linh về việc tham gia ý kiến về Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội;

– Căn cứ Công văn số 3952/UBND-TNMT ngày 10/6/2015 của UBND TP Hà Nội v/v xử lý sau thanh tra việc chấp hành pháp luật của 18 dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh, TP Hà Nội;

– Căn cứ Công văn số 52/SXD-PTN ngày 05/1/2016 của Sở xây dựng v/v  phúc đáp văn bản số 39/CV-TP ngày 08/12/2015 của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Tiền Phong;

– Căn cứ Thông báo số 113/TB-HĐTĐ ngày 08/01/2016 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

  1. b) Các nguồn tài liệu số liệu cơ sở:

– Bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1/500 do Công ty CP khảo sát và địa chính đo vẽ tháng 3 năm 2011 đã được sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội xác nhận ngày 20/4/2011;

– Bản vẽ chỉ giới đường đỏ và giới thiệu hạ tầng kỹ thuật do Viện quy hoạch-Xây dựng Hà Nội cấp ngày 18/4/2013;

– Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng mã số 01:2008/BXD;

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;

PHẦN 2:

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.

II.1. Các đặc điểm điều kiện tự nhiên:

II.1.1. Vị trí và giới hạn khu vực nghiên cứu điều chỉnh:

  1. a) Vị trí:

Khu đất nghiên cứu sau khi có sự điều chỉnh ranh giới có tổng diện tích là 79.000 m2 tại khu ruộng trũng đồng Chân Năng, đồng Cầu Bộc cạnh Đầm Và – Xã Tiền Phong – Huyện Mê Linh – Hà Nội.

Vị trí khu vực nghiên cứu lập quy hoạch trên quy hoạch Phân khu N3 và phân khu GN

  1. b) Giới hạn khu vực nghiên cứu:

* Ranh giới nghiên cứu theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt theo Quyết định số 649A/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc:

– Phía Tây Bắc giáp tuyến đường quy hoạch B = 48m;

– Phía Đông Bắc giáp tuyến đường quy hoạch B = 24m;

– Phía Đông Nam giáp khu nhà ở sinh thái VIT Tiền Phong;

– Phía Tây Nam giáp Đầm Và.

* Ranh giới nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500:

Về cơ bản giữ nguyên theo ranh giới quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. Tuy nhiên để đảm bảo khớp nối về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Tiền Phong đề xuất ranh giới mới như sau:

+ Phía Đông Bắc mở rộng đến tim đường tuyến đường quy hoạch chung có mặt cắt 24m.

+ Phía Tây Bắc mở rộng đến tim đường tuyến đường quy hoạch chung có mặt cắt 48m.

+ Phía Đông Nam mở rộng đến hết chỉ giới đường quy hoạch có mặt cắt ngang rộng B = 25m, tiếp giáp với ranh giới dự án Khu nhà ở sinh thái VIT Tiền Phong.

+ Phía Tây Nam: Tiếp giáp với hành lang bảo vệ Đầm Và (thực hiện theo pháp luật bảo vệ công trình thủy lợi)

  1. c) Quy mô nghiên cứu:

*Quy mô diện tích: Quy mô nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh  thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng khoảng 79.000 m2. Trong đó :

+ Diện tích đất đã được phê duyệt theo Quyết định số 649A/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc là: 68.747 m2

+ Diện tích đất mở rộng đến tim đường tuyến đường quy hoạch chung có mặt cắt 24 m và 48m khoảng 10.832 m2

+ Diện tích đất mở rộng đến ranh giới dự án Khu nhà ở sinh thái VIT Tiền Phong khoảng 700m2

+ Diện tích đất trừ lại thuộc hành lang bảo vệ Đầm Và (thực hiện theo pháp luật bảo vệ công trình thủy lợi) khoảng 1.072 m2

*Quy mô dân số:

+ Dân số theo Quy hoạch chi tiết được duyệt là: 800 người.

+ Dân số điều chỉnh Quy hoạch chi tiết: 800 người.

II.1.2. Địa hình:

– Khu đất nghiên cứu chủ yếu là ruộng trũng có cao độ giao động từ 7,2m đến 7,9m. Mặt đất nền có cao độ -1m đến 1,5m so với mặt đường đang thi công liền kề khu dự án. Cao nhất là vị trí phía gần đường đang thi công có cao độ từ -1m so với cốt đường và thấp nhất là vị trí giáp Đầm Và có cao độ -1,5m.

– Địa hình tương đối bằng phẳng chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp, cây trồng khác do vậy hiện trạng có ít các công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư. Đường xá, giao thông, cấp điện nước, thông tin liên lạc trong khu đất thiết kế mới.

II.1.3. Khí hậu:

Khu vực nghiên cứu dự án có điều kiện khí hậu khá thuận lợi đối với mục đích xây dựng dự án, với những đặc điểm  sau:

– Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 23,50C

– Mùa nóng: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam (vào mùa hè), Đông Bắc (vào mùa đông) chiếm 54% hướng gió cả năm. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 280C¸300C. Mùa nóng cũng đồng thời là mùa mưa mà thường tập trung vào tháng 7 đến tháng 9. Trong mùa này hay có bão, xuất hiện tháng 7, tháng 8.

– Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500¸2200mm. Số ngày mưa trong 1 năm là 114 ngày.

– Số giờ chiếu nắng trung bình là 1.640h.

– Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm là 80¸85% có những tháng độ ẩm có thể đạt 100% như các tháng 1, 2, 3.

– Hướng gió ổn định trong khu vực là gió Đông, gió Đông Nam xuất hiện đều đặn trong thời kỳ mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2. Trong tháng 9 và tháng 10 xuất hiện gió Tây và Tây Bắc. Tần xuất gió trung bình hàng năm là 18%, tốc độ gió trung bình là 2-3m ứng với hướng gió Đông Bắc.

II.1.4. Địa chất – thủy văn:

  1. a) Địa chất:

– Theo số liệu khảo sát địa chất cho thấy khu vực nghiên cứu có cấu tạo địa chất khá đơn giản, khi xây dựng các công trình sẽ phải san nền xử lý đất để đảm bảo độ ổn định của công trình.

– Lớp đất trên cùng là lớp đất màu trồng trọt từ 0,5m đến 1m.

– Lớp đất dưới là đất sét lẫn sỏi pha màu nâu nhạt từ 1-2m. Cường độ đất nguyên thổ trung bình lớn (R=2Kg/cm2).

– Tuy nhiên khi lập dự án cần khoan địa chất để có tài liệu cụ thể.

  1. b) Thuỷ văn:

– Đầm Và có diện tích mặt nước khoảng 50 ha với dung tích hồ là 2.8 triệu m3.

– Lượng nước cung cấp cho Đầm Và chủ yếu do nước mưa trên diện tích lưu vực cung cấp:

+ Diện tích lưu vực: 6,8 triệu km2

+ Lượng mưa: 1850mm

+ Bốc hơi: 719mm

+ Lôđyn: 22,8s/km2

Chất lượng nước hồ: Đầm Và là một trong những nơi có chất lượng nước tốt trong vùng. Theo phân tích đánh giá, nước hồ Đầm Và đạt tiêu chuẩn về mặt hoá học, nước không mùi, có độ trong sạch.

II.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và hạ tầng kỹ thuật:

II.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. 

* Hiện trạng sử dụng đất:

– Khu đất dự kiến xây dựng có tổng diện tích 79.000 m2 trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác và đất đang san lấp.

STT Chức năng sử dụng đất DT đất Tỉ lệ Đánh giá
(m2) (%)
1 Đất nông nghiệp 41.425 52,4 Đất thuận lợi xây dựng
2 Đất đang san lấp 33.041 41,8 Đất thuận lợi xây dựng
3 Đất trồng cây ăn quả 957 1,2 Đất thuận lợi xây dựng
4 Mương nước 1.714 2,2 Đất thuận lợi xây dựng
5 Đường đất 1.863 2,4 Đất thuận lợi xây dựng
  Tổng 79.000 100,0  

Tại Quyết định số 200/QĐ-TNMT ngày 16/7/2008, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Tiền Phong, cụ thể:

+ Cấp 01 giấy chứng nhận QSD đất số AM665143 có diện tích 32.142,0m2, mục đích xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng khu đô thị;

+ Cấp 01 giấy chứng nhận QSD đất số AM665144 có diện tích 3.585,0m2, mục đích làm cơ sở sản xuất kinh doanh;

+ Cấp 90 giấy chứng nhận QSD đất số có tổng diện tích 16.752,86m2, mục đích xây dựng biệt thự, nhà vườn sinh thái.

II.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

  1. a) Hiện trạng giao thông

– Hiện tại khu vực có các tuyến đường đất nội đồng phục vụ canh tác nông  nghiệp, chưa có các tuyến đường giao thông cơ giới.

  1. b) Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

+ Nền địa hình:

– Khu đất nghiên cứu quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt nền thấp.

+ Hệ thống thoát nước mưa:

– Khu vực có hệ thống mương máng tiêu thoát  nước nông nghiệp và thoát ra Đầm Và. Hiện tại cốt nền khu vực khá thấp nên thỉnh thoảng có xảy ra ngập úng.

  1. c) Hiện trạng cấp nước:

– Nước cấp cho khu vực này hiện nay đều chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn lấy từ hồ Đầm Và.

– Chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt.

  1. d) Hiện trạng cấp điện:

– Khu vực có tuyến điện trung thế 35KV từ 100/35KV chạy qua phục vụ khu vực lân cận.

  1. e) Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

+ Khu vực nghiên cứu quy hoạch hiện tại không có hệ thống thoát nước bẩn.

+ Rác thải sinh hoạt trong khu vực hiện đã được thu gom tập trung.

II.2.3. Đánh giá tổng hợp:

  1. a) Thuận lợi:

Khu vực là đất nông nghiệp có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng.

– Khu vực xây dựng dự án có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phù hợp với tính chất khu nhà ở sinh thái.

  1. b) Khó khăn:

– Khó khăn về giải quyết các vấn đề liên quan đến quỹ đất nhà ở đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,  sau khi chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về nộp tiền sử dụng đất.

– Theo quy hoạch phân khu việc chia cắt không gian dự án thành 2 khu vực thuộc 2 phân khu có tính chất khác nhau, khó khăn cho việc khớp nối cảnh quan, không gian, và hạ tầng xã hội.

PHẦN 3: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN

III.1. Các chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất – kiến trúc

– Đất nhóm nhà ở xây dựng mới                 : 60 – 65 m2/người;

– Đất cây xanh nhóm nhà ở                         : 3,0 – 3,5 m2/người;

– Đất nhà trẻ mẫu giáo (50 cháu)               : 15 m2/cháu;

III.2. Các chỉ tiêu công trình HTKT

a) Giao thông

– Mật độ mạng lưới đường (đến đường PKV):  ≥18%

b) Cấp nước

– Nước sinh hoạt: : 180 l/người-ngày
– N­ước cấp  trường mầm non : 100 l/người-ngày
– N­ước t­ưới cây : 3 l/m2
– N­ước rửa đường : 0,5 l/m2
– N­ước dự phòng : 20% tổng lưu lượng TB ngày

c) Cấp điện

– Nhà ở                            : 5KW/hộ.

– Trường mầm non         : 0,2KW/cháu .

– Cây xanh TDTT           : 1,2W/m2.

– Chiếu sáng đèn đường : 1,2W/m2.

d) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

– Thoát nước thải lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể:

+ Nước sinh hoạt                                          : 180 l/người-ngày

+ Nước phục vụ trường học                                    : 100 l/người-ngày

– Vệ sinh môi trường:

+ Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt : 1,3 kg/người-ngày

+ Chất thải rắn vãng lai, khác                       : (20%) CTRSH.

PHẦN 4: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

IV.1. Các nguyên tắc áp dụng trong nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch

Để đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 và GN, tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt; đảm bảo khớp nối về hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông và các dự án xung quanh, đồ án điều chỉnh các khu vực chức năng chính như sau:

– Bổ sung tuyến đường đường liên khu vực B = 48m cắt qua khu đất và đường chính khu vực B = 25m phía Đông Nam giáp khu nhà ở sinh thái VIT Tiền Phong (điều chỉnh một phần diện tích các ô đất thành đất đường giao thông) và khu vực phía Tây Nam tuyến đường B = 48m (giáp với kênh Đầm Và) được xác định chức năng là đất dự án trong vành đai xanh, hành lang xanh.

– Tổ chức lại tổng mặt bằng sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan và quy hoạch hệ thống HTKT của dự án, đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch chung, Quy hoạch phân được duyệt, nhằm xây dựng khu nhà theo hướng sinh thái, đồng bộ công trình kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

– Phát triển các nội dung nhà ở thấp tầng nhằm đảm bảo sự hài hòa về không gian cảnh quan với các khu vực lân cận cũng như hạn chế các tác động của việc tăng chất tải dân số lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực. Mô hình sinh thái là một mô hình nhà ở cao cấp, mang tính bền vững cao.

– Xây dựng 1 khu nhà ở hiện đại với mô hình phát triển “sinh thái” dựa trên những tiêu chí thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa nền bê tông hóa, tăng cường nhiều nhất có thể những diện tích cây xanh, mặt nước… giúp thẩm thấu nước khi có mưa to.

– Không gian đô thị phải có sự gắn kết hài hòa với không gian kiến trúc cảnh quan của các dự án bên cạnh, tạo được dấu ấn riêng cho khu vực thông qua một số công trình kiến trúc tiêu biểu, đặc trưng của đô thị.

– Phát triển đô thị có chất lượng môi trường sống tốt, cấu trúc chặt chẽ, đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Tránh hình thành các khu đô thị có hàng rào bao quanh tạo ra các công đồng biệt lập trong đô thị. Một khu đô thị bền vững phải bao gồm nhiều loại đối tượng sử dụng khác nhau, nhiều loại quy mô sử dụng khác nhau.

– Sử dụng hỗn hợp đa chức năng một cách hợp lý ở mọi cấp độ có thể được, từ một công trình, một nhóm công trình, một khu phố đến một khu đô thị. Cấu trúc đô thị cần chú trọng đến các không gian mở công cộng, nhưng cần đảm bảo tỷ lệ thân thiện với con người, có các khu trung tâm rõ rệt (có sức hút đô thị dựa trên các giá trị cảnh quan, giao thông và các giá trị đô thị khác).

– Quy hoạch đô thị, đặc biệt là bố cục công trình cần tận dụng lợi thế và hạn chế các bất lợi của khí hậu (thông gió, chiếu sáng…) để giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng là vấn đề lớn của thế kỷ 21.

IV.2. Quan điểm trong nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch:

– Dựa trên các yếu tố tự nhiên của khu vực, phát triển khu vực trở thành một khu nhà ở có môi trường cảnh quan đặc sắc của Mê Linh với không gian sống hiện đại, sinh thái và hấp dẫn.

– Phân chia không gian các khu chức năng một cách rõ ràng, phù hợp với chủ trương của thành phố, quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 và GN, tỷ lệ 1/5000 đã được duyệt về phương thức quản lý và sử dụng đất, bao gồm: không gian đô thị với phần cây xanh công cộng nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa, thống nhất trong toàn bộ tổng thể.

– Không gian cây xanh hỗ trợ việc kết nối được với các không gian xây dựng với các không gian tự nhiên xung quanh tạo nên sự hòa nhập về cảnh quan

– Tuyến giao thông dạng ô cờ tạo ra sự kết nối giữa các khu chức năng một cách xuyên suốt, mạch lạc. Giải pháp phân chia một cách rõ ràng các khu chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cũng như khai thác và sử dụng đất theo các giải pháp khác nhau.

IV.3. Tính chất, chức năng khu vực điều chỉnh quy hoạch:

– Một phần dự án nằm trong phân khu đô thị GN, khu vực có tính chất chức năng là khu vực hạn chế phát triển xây dựng, khu nhà ở sinh thái, cảnh quan thiên nhiên cây xanh kết hợp mặt nước trong đó: Khu vực phía Tây Nam (dọc kênh Đầm Và) được xác định nằm trong trục không gian cảnh quan cây xanh mặt nước tự nhiên dọc kênh Đầm Và, một trong các trục cảnh quan chính của khu vực; có các chức năng chủ yếu là khu nhà ở sinh thái thấp tầng bao gồm chủ yếu khu cây xanh vườn hoa có điểm xuyết các biệt thự sinh thái, nghỉ dưỡng thấp tầng, mật độ thấp, tạo sự liên kết không gian, hình thành quần thể không gian tập trung, bảo vệ và khai thác cảnh quan tự nhiên kênh Đầm Và.

– Khu vực phía Đông Bắc dự án nằm trong phân khu đô thị N3 là khu vực phát triển đô thị, có chức năng nhà ở thấp tầng được xây dựng mới đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, kết nối không gian với khu vực dân cư hiện có tại khu vực.

IV.4. Phương án cơ cấu quy hoạch:

IV.4.1. Nguyên tắc chung:

– Tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 và GN, tỷ lệ 1/5000 đã được duyệt.

– Cập nhật các dự án đang triển khai trong khu vực.

– Cơ cấu quy hoạch được tổ chức về cơ bản phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt trong đó xác định vị trí các chức năng chính như: đất ở, trường học, cây xanh, mạng lưới giao thông của khu vực,.

– Khớp nối, đảm bảo cân bằng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.

IV.4.2. Đặc điểm phương án cơ cấu:

– Đồ án điều chỉnh  quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng, được xác định nghiên cứu trên 2 ô quy hoạch: ô N3.1-6 và ô GN4-3.

– Các thành phần đất được xác định trên cơ sở kế thừa đồ án QHCT đã phê duyệt và điều chỉnh phù hợp với Quy hoạch phân khu N3 được duyệt, gồm các thành phần chức năng sử dụng đất sau:

+ Đất ở mới (Đất biệt thự đơn lập – song lập, đất nhà liên kế).

+ Đất công cộng đơn vị ở (dịch vụ thương mại)

+ Đất công viên cây xanh, vườn hoa.

+ Đất trường học (Nhà trẻ).

+ Hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông nội bộ và hệ thống HTKT khác.

– Tạo dựng cảnh quan để tạo nên một khu sinh thái tiện nghi, thân thiện và an toàn cho người sử dụng.

– Đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất, bán kính phục vụ các công trình hạ tầng xã hội theo quy định và các quy hoạch đã được phê duyệt.

BẢNG SO SÁNH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRƯỚC – SAU ĐIỀU CHỈNH

TT Chức năng sử dụng đất Chỉ tiêu đã phê duyệt theo QHCT, 1/500 Chỉ tiêu điều chỉnh QHCT, 1/500
DT đất  

(m2)

Tỷ lệ     (%) Chỉ tiêu (m2/ng) DT đất  (m2) Tỷ lệ    (%) Chỉ tiêu (m2/ng)
  Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh QH 68.747     79.000 100,00  
I Đất đường giao thông cấp đô thị và khu vực 0     26.630 33,71  
II Đất đơn vị ở 68.747 100,00 85,9 52.370 66,29 65,5
1 Đất công cộng đơn vị ở 3.585 5,21 4,5 320 0,41 1,2
2 Đất nhóm nhà ở xây dựng mới 63.225 91,97 79,0 49.294 62,40 61,6
2.1 Đất ở biệt thự 25.744     25.899  32,78  
2.2 Đất ở liền kề 7.186     7.799  9,87  
2.3 Đất cây xanh, vườn hoa 7.537     2.432  3,08  
2.4 Đất đường vào nhà 22.758     13.164  16,66  
3 Đất trường mầm non (quy mô 50 hs) 1.512 2,20 1.9 750 0,95 15,0
4 Đường giao thông phân khu vực 0 0 0 2006 2,54 2,5
5 Đất HTKT (Trạm xử lý nước thải) 335 0,49 0,4 0 0 0
  Quy mô dân số 800 800

* Đánh giá phương án:

– Phù hợp với định hướng của Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000 và GN, tỷ lệ 1/5000.

– Các chỉ tiêu về sử dụng đất phù hợp với Quy chuẩn XDVN, Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành và kế thừa các quy hoạch đã được phê duyệt.

– Tạo được liên kết giữa các không gian xanh trong khu vực, từ hành lang kênh Đầm Và với các khu công viên cây xanh trong khu vực đô thị lõi, bảo tồn hệ thống mặt nước hiện có cải thiện môi trường, cảnh quan.

– Kết nối, xâu chuỗi các khu mới với nhau và với các khu chức năng hiện có trong khu vực.

– Đây là phương án đem lại hiệu quả cao về cảnh quan, môi trường, đảm bảo tính liên tục và kế thừa được các quy hoạch đã được phê duyệt trên cơ sở cập nhật, khớp nối và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, lựa chọn phương án cơ cấu này làm cơ sở nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật – tỷ lệ 1/500.

IV.4.3. Quy hoạch sử dụng đất sau điều chỉnh:

Khu vực nghiên cứu Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 có tổng diện tích đất khoảng 79.000 m2, được phân bổ quỹ đất theo các nhóm chức năng như sau:

– Đất đường giao thông cấp đô thị và khu vực: gồm đường liên khu vực và đường chính khu vực có tổng diện tích khoảng 26.630 m2, chiếm khoảng 33,71%;

– Đất công cộng đơn vị ở: có diện tích khoảng 320m2, chiếm khoảng 0,41%, bao gồm 01 ô đất có ký hiệu CC;

– Đất nhóm nhà ở xây dựng mới: có tổng diện tích khoảng 49.294m2, chiếm khoảng 62,40%. Trong đó:

  • Đất ở biệt thự: có diện tích khoảng 25.899 m2, bao gồm 09 ô đất ký hiệu BT1 đến BT9;
  • Đất ở liên kế: có diện tích khoảng 799m2, bao gồm 02 ô đất có ký hiệu LK1, LK2;

+ Đất cây xanh, vườn hoa: có diện tích khoảng 2.432 m2, bao gồm 06 ô đất có ký hiệu từ CX1 đến CX6;

+ Đất đường vào nhà: có diện tích khoảng 13.164 m2;

– Đất nhà trẻ, mẫu giáo: có diện tích khoảng 750m2, chiểm khoảng 0,95%, bao gồm 01 ô đất có ký hiệu NT;

– Đất đường phân khu vực: có tổng diện tích 2.006 m2, chiếm khoảng 2,54%.

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

(Phương án điều chỉnh quy hoạch)

TT Chức năng sử dụng đất Diện tích

(m2)

Tỷ lệ

(%)

Ghi chú
I Đất đường giao thông cấp đô thị, khu vực 26.630 33,71  
1 Đường liên khu vực 19.942 25,24 Bề rộng B = 48m
2 Đường khu vực 6.688 8,47 Bề rộng B = 24-25m
II Đất đơn vị ở 52.370 66,29  
1 Đất công cộng đơn vị ở 320 0,41
2 Đất nhóm nhà ở XD mới 49.294 62,40
2.1 Đất biệt thự 25.899 32,78  
2.2 Đất liên kế 7.799 9,87  
2.3 Đất cây xanh, vườn hoa 2.432 3,08 Bố trí trạm xử lý nước thải hạ ngầm, S = 300m2
2.4 Đất đường vào nhà 13.164 16,66 Bề rộng B = 6-12m
3 Đất trường mầm non 750 0,95  
4 Đất đường giao thông phân khu vực 2.006 2,54 Bề rộng B = 13,5m
  Tổng diện tích đất nghiên cứu 79.000 100

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC Ô ĐẤT QUY HOẠCH

(Phương án điều chỉnh quy hoạch)

STT CHỨC NĂNG SDĐ KÝ HIỆU DT ĐẤT DT XD DT SÀN MẬT ĐỘ TẦNG CAO HỆ SỐ SDĐ SỐ DÂN GHI CHÚ
(m2) (m2) (m2) (%) (tầng) (lần) (người)
I Đất đường giao thông cấp đô thị và khu vực 26.630
1 Đường liên khu vực GT-1 19.942 Bề rộng B=48m
2 Đường khu vực GT-2 6.688 Bề rộng B=24m và B=25m
II Đất đơn vị ở 52.370  
1 Đất công cộng đơn vị ở 320  
  Đất dịch vụ thương mại CC 320 128 384 40 3 1,2  
2 Đất nhóm nhà ở XD mới 49.294 800  
2.1 Đất ở biệt thự 25.899 11.327 30.196 428  
Đất ở biệt thự đơn lập BT1 1.655 828 2.483 50 3 1,5 24 Đất thương phẩm 1655 m2
Đất ở biệt thự đơn lập BT2 3.129 1.565 4.694 50 3 1,5 48 Đất thương phẩm 3129 m2
Đất ở biệt thự song lập BT3 2.316 1.158 3.474 50 3 1,5 48
Đất ở biệt thự đơn lập BT4 3.129 1.565 4.694 50 3 1,5 48 Đất thương phẩm 3129 m2
Đất ở biệt thự đơn lập + song lập BT5 4.854 2.427 7.281 50 3 1,5 88
Đất ở biệt thự đơn lập + song lập BT6 4.170 1.460 2.919 35 2 0,7 56
Đất ở biệt thự đơn lập BT7 1.546 541 1.082 35 2 0,7 24
Đất ở biệt thự song lập BT8 2.524 883 1.767 35 2 0,7 48
Đất ở biệt thự đơn lập + song lập BT9 2.576 902 1.803 35 2 0,7 44
2.2 Đất ở liên kế   7.799 5.559 27.795   372  
Đất ở liên kế LK1 5.038 3.622 18.110 72 5 3,6 240 Đất thương phẩm 375 m2
Đất ở liên kế LK2 2.761 1.937 9.685 70 5 3,5 132
2.3 Đất cây xanh, vườn hoa 2.432  
Cây xanh, vườn hoa 1 CX1 650 32 32 5 1  Kết hợp bố trí bãi đỗ xe ngầm.
Cây xanh, vườn hoa 2 CX2 1.094 55 55 5 1 Kết hợp bố trí trạm xử lí nước thải ngầm giai đoạn trước mắt, diện tích khoảng 300 m2
Cây xanh, vườn hoa 3 CX3 505 25 25 5 1
Cây xanh, vườn hoa 4 CX4 61
Cây xanh, vườn hoa 5 CX5 60
Cây xanh, vườn hoa 6 CX6 62
2.4 Đất đường vào nhà GT 13.164 Bề rộng B=6-13,5m
3 Đất trường mầm non 750  
  Nhà trẻ, mẫu giáo NT 750 300 600 40 2 0,8 Quy mô 50 cháu, đạt chỉ tiêu 15m2/hs.
4 Đường giao thông phân khu vực GT-3 2006  Bề rộng B=13,5m
  TỔNG CỘNG (I)+(II) 79000 800  

Ghi chú:

– Diện tích các lô đất sẽ được xác định chính xác trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng.

– Khi thiết kế công trình cụ thể phải đảm bảo khoảng lùi tối thiểu đã khống chế trên bản vẽ quy hoạch sử dụng đất và khoảng cách các công trình theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

– Đất thương phẩm (được thực hiện theo dự án riêng): có diện tích 8.288m2 (giữ nguyên diện tích theo quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt) được bố trí tại ô đất BT1, BT2, BT4 và một phần ô đất LK1 sẽ bàn giao lại cho Thành phố Hà Nội để quản lý, lập phương án sử dụng đất để làm quỹ đất dịch vụ, đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định sau khi xây dựng đồng bộ hệ thống HTKT của dự án.

– Quá trình triển khai, Chủ đầu tư cần liên hệ với cơ quan quản lý đầm Và để có ý kiến thỏa thuận về ranh giới và hành lang bảo vệ cụ thể của đầm Và, đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

– Đối với quỹ đất bố trí nhà ở xã hội tại dự án: Theo ý kiến của Sở Xây dựng Hà Nội tại công văn số 52/SXD-PTN ngày 05/01/2016, thì dự án không phải bố trí quỹ nhà ở xã hội theo quy định.

– Đối với các công trình trường học, hạ tầng kỹ thuật (trạm xử lý nước thải): các chỉ tiêu sử dụng đất sẽ được xác định chính xác trong quá trình triển khai dự án đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng chuyên ngành và các Quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.

IV.5. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị:

IV.5.1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực điều chỉnh quy hoạch được xác định trên nguyên tắc phù hợp với định hướng quy hoạch phân khu đô thị N3 và GN đã được duyệt:

– Hình thành khu nhà ở theo hướng sinh thái là nhà ở biệt thự và liên kế với chiều cao các công trình được bố trí thấp dần từ Bắc xuống Nam.

– Hệ thống cây xanh tạo mối liên hệ của dự án với khu vực đầm Và và các khu chức năng trong dự án. Cây xanh nhóm nhà ở bố trí tại khu vực trung tâm dự án nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu, nâng cao chất lượng sống cho khu nhà ở.

– Đồ án xác định trục không gian đô thị chính là trục Bắc – Nam, dọc theo tuyến đường mặt cắt 13,5m, trên trục không gian này bố trí hài hòa khu vực tạo không gian cảnh quan 2 bên đường.

– Hướng cảnh quan chính của tổng thể khu đô thị là hướng Đông Bắc – Tây Nam hướng nhìn ra Đầm Và. Các công trình thấp tầng (nhà ở biệt thự, nhà liên kế) bố trí xung quanh, ở giữa là công trình cây xanh , nhà trẻ. Các không gian chức năng được kết nối với nhau bằng đường giao thông nội bộ và đường vào nhà.

– Theo định hướng của Quy hoạch chung và quy hoạch Phân khu đường cấp đô thị (B=48m) chia dự án thành 2 Khu vực :

*  Khu vực nhóm nhà ở phía Bắc đường 48 m  thuộc phân khu đô thị N3

Trong đó, nhóm nhà ở thấp tầng gồm:

– Nhóm nhà ở gồm nhà biệt thự giáp với các trục đường chính (bao gồm các khu BT1, BT2, BT3, BT4, BT5) Công trình cao 3 tầng, khoảng lùi 3 m so với chỉ giới đường đỏ  hình thức kiến trúc mái dốc, xung quanh bố trí cây xanh sân vườn. Mật độ xây dựng 50 %.

Nhóm nhà ở liên kế tiếp cận các đường  khu vực và đường nội bộ (mỗi ô đất có diện tích 75 m2 bề rộng mỗi nhà >5 m), các dãy bố trí liền nhau, giữa các dãy nhà 60m lại tổ chức một lối đi bộ. Khoảng lùi so với chỉ giới đường đỏ 2,4 m. Công trình cao 5 tầng với hình thức kiến trúc hiện đại, sơn màu sáng.

– Ở giữa nhóm nhà ở thấp tầng là công trình dịch vụ thương mại, nhà trẻ, cây xanh nhóm nhà ở. Tỷ lệ cây xanh trồng trong các lô đất xây dựng công trình công cộng cần đảm bảo tối thiểu 30 %.

+ Công trình dịch vụ thương mại cao 3 tầng, mật độ xây dựng 40%, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của người dân trong khu vực.

+ Công trình nhà trẻ phục vụ cho khu dân cư trong dự án, có chiều cao 2 tầng , hình thức kiến trúc vui tươi, mầu sơn sáng. Mật độ xây dựng 40%. Tại các lối ra vào cổng trường tạo vịnh đỗ xe để phụ huynh đưa đón học sinh mà không ảnh hưởng đến giao thông chung.

+ Bên cạnh khu nhà trẻ là công viên cây xanh nhóm nhà ở, tại đây bố trí sân chơi trẻ em , sân cầu lông và sân tập thể dục cho người già, Bố trí các công trình nhỏ (đài phun nước, ghế đá…) hài hòa với cây xanh và cảnh quan xung quanh.

* Khu vực nhóm nhà ở sinh thái phía Nam đường 48 m  thuộc phân khu đô thị GN

– Để đảm bảo phù hợp với tính chất  chức năng  của khu vực nêm xanh và các khu vực lân cận của dự án (Khu sinh thái VIT Tiền Phong), khu nhà ở biệt thự sinh thái phía Nam đường 48 m (bao gồm các khu BT6, BT7, BT8, BT9) bố trí 2 tầng, mật độ XD 35%. Nhằm bảo vệ quỹ đất và duy trì cây xanh mặt nước, khu vực cây xanh sinh thái được bố trí trong cây xanh thảm cỏ bố trí xen kẽ hài hòa với tuyến đường ven bờ sông, tạo hướng nhìn và hướng tiếp cận cho dân cư trong khu vực.

+ Trong khu vực này bố trí, công trình nhỏ thấp tầng phục vụ nghỉ ngơi, ngắm cảnh .

+ Kết nối 2 khu vực và trục cảnh quan trùng với tuyến đường 13,5 m, kết thúc tuyến đường là không gian cảnh quan ven kênh Đầm Và.

IV.5.2. Thiết kế đô thị:

  1. a) Yêu cầu chung:

Thể hiện đầy đủ các yêu cầu theo Thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 13/5/2013 hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư 16/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 16/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 13/5/2013 hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị.

  1. b) Công trình điểm nhấn:

– Trục không gian trung tâm dọc hai bên tuyến đường 13,5m là điểm nhấn kết nối khu nhà ở với không gian mặt nước Đầm Và.

– Các khoảng không gian xanh xen kẽ trong khu nhà ở kết hợp với trường mầm non tạo sự chuyển tiếp về không gian khu vực và là điểm nhấn về chất lượng sống của khu nhà ở.

  1. c) Chiều cao xây dựng công trình:

– Do tính chất là một khu vực nhà ở sinh thái, do vậy chiều cao quy định cho toàn khu là thấp tầng phù hợp với quy hoạch tổ chức không gian chung.

–  Chiều cao của các công trình nhà ở (nhà liên kế và biệt thự) trung bình từ 2-5 tầng:

+ Nhà ở liên kế có tầng cao 05 tầng, chiều cao tầng 1 là 3,3m, chiều cao công trình tối đa khoảng 16m.

+ Nhà biệt thự có tầng cao 02-03 tầng, chiều cao tầng 1 là 3,6-3,9m, chiều cao công trình tối đa khoảng 9,9m.

– Công trình dịch vụ thương mại cao tối đa 3 tầng, chiều cao tầng 1 là 3,9m, chiều cao công trình tối đa là 11m.

– Trường mầm non có tầng cao tối đa 02 tầng, chiều cao tầng 1 là 3,9m, chiều cao công trình tối đa khoảng 7,2m

– Các công trình chức năng khác bố trí chiều cao 1 tầng.

  1. d) Khoảng lùi công trình:

* Nhà ở:

– Nhà ở liên kế: Bố trí tại các khu đất có ký hiệu LK1, LK2.

+ Khoảng lùi công trình: 2,4 m

– Nhà ở biệt thự các loại: Bố trí tại các khu đất có ký hiệu BT1, BT2, BT3, BT4, BT5, BT6, BT7, BT8, BT9.

+ Biệt thự loại 1: Bố trí tại các khu đất có ký hiệu BT1, BT2, BT3, BT4, BT5.

Khoảng lùi công trình: 3 m.

+ Biệt thự loại 2: Bố trí tại các khu đất có ký hiệu BT6, BT7, BT8, BT9.

Khoảng lùi công trình: 3 m.

  1. e) Các công trình dịch vụ đô thị:

– Trường mầm non: Bố trí tại các khu đất có ký hiệu NT.

+ Khoảng lùi công trình: + So với ranh lộ giới các đường tiếp giáp:  2,4 m.

+ So với ranh đất còn lại:  1 m.

Dịch vụ thương mại: Bố trí tại khu đất có ký hiệu CC

+ Khoảng lùi công trình: + So với ranh lộ giới các đường tiếp giáp:  2,4 m.

+ So với ranh đất còn lại:  1 m.

  1. f) Hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc:

– Hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc:

+ Các công trình nhà ở có hình khối đơn giản, hình thức kiến trúc hiện đại, sử dụng hình thức phù hợp với không gian cảnh quan mặt nước, địa hình khu vực. Các lô nhà chủ yếu bố cục theo hướng chính Bắc Nam để phù hợp khí hậu tối đa.

+ Các công trình công cộng (Nhà trẻ): có hình khối đơn giản với bố cục không gian mở, hình thức kiến trúc hiện đại, phù hợp với không gian cảnh quan mặt nước, địa hình khu vực.

+ Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc.

+ Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây.

+ Màu sắc và vật liệu các công trình đồng nhất, hài hòa với không gian cảnh quan xung quanh, sử dụng tối đa vật liệu địa phương.

+ Mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không sử dụng các màu nóng (như đỏ, đen), màu chói (như vàng, cam) trên toàn bộ mặt tiền nhà.

+ Không sử dụng gạch lát màu tối, có độ bóng cao để phủ trên toàn bộ mặt tiền nhà.

+ Không sử dụng vật liệu có độ phản quang quá 70% trên toàn bộ mặt tiền nhà.

– Đối với tường rào công trình:

Tường rào phải có hình thức kiến trúc thoáng nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực và tuân thủ yêu cầu sau:

+ Chiều cao tối đa của tường rào 2,6 m.

+ Phần tường rào trông ra đường phố và hẻm từ độ cao 0,6m trở lên phải thiết kế trống, thoáng. Phần trống, thoáng này tối thiểu chiếm 60% diện tích mặt phẳng đứng của tường rào.

– Các yêu cầu cụ thể về cốt cao độ của các tầng, hình thức cửa, ban công, lô gia được thể hiện cụ thể tại bản vẽ thiết kế đô thị kèm theo.

  1. g) Đối với hệ thống cây xanh, mặt nước:

– Sử dụng cây xanh đô thị được quy định tại Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND Thành phố phê duyệt.

– Cây xanh trên các tuyến phố được trồng chủ yếu cùng loại hai bên đường. Các điểm cây xanh tập trung như: vườn hoa, công viên, vườn trong các khu công cộng, phối kết hợp đa dạng các hình thức, chủng loại cây, hoa và trồng cây xanh trên hàng rào hoặc mặt tiền nhà phố.

– Trong không gian cây xanh, mặt nước cảnh quan: Bố trí các tiện ích, dụng cụ tập luyện thể thao trên các tuyến đường dạo trong lõi xanh. Tổ chức sân chơi, chỗ cắm trại cho trẻ em kết hợp một số công trình dịch vụ ăn uống, chòi nghỉ…

– Hệ thống công viên, vườn hoa được bố trí ở những vị trí trung tâm khu ở, trồng nhiều loại hoa, đa dạng về màu sắc, đảm bảo bán kính phục vụ cho nhu cầu thư giãn, giải trí của người dân trong khu ở.

PHẦN 5: HẠ TẦNG KỸ THUẬT

V.1. Quy hoạch giao thông:

  1. a) Nguyên tắc chung:

– Hệ thống giao thông khu vực phải đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông, đảm bảo khả năng liên hệ nhanh chóng và an toàn giữa các khu chức năng trong khu quy hoạch với các tuyến đường quy hoạch xung quanh khu đất.

– Hệ thống các công trình phục vụ giao thông trong khu vực phải đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo thuận tiện cho các đối tượng tham gia giao thông; phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

– Vị trí các điểm đấu nối từ các đường nội bộ ra các tuyến đường quanh phải đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến giao thông trên các tuyến đường này.

– Trong khu vực quy hoạch, mạng lưới giao thông được thiết kế đến cấp hạng đường nội bộ.

– Mạng lưới đường được thiết kế theo nguyên tắc tốc độ và lưu lượng xe trên đường càng vào sâu khu quy hoạch càng giảm và ngược lại.

  1. b) Nội dung thiết kế:

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch Phân khu N3, Quy hoạch phân khu GN đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, xung quanh và đi cắt qua khu đất có các tuyến đường chính đô thị, đường khu vực như sau:

*Đường cấp đô thị:

Tuyến đường cấp liên khu vực phía Tây Bắc khu đất và cắt qua khu đất theo hướng Đông Tây, quy mô mặt cắt ngang B=48m (MC1-1), thành phần mặt cắt ngang gồm:

+ Mặt đường: rộng 2×11,25m.

+ Hè đường: rộng 2×8,0m.

+ Giải phân cách: rộng 9,5m.

*Đường cấp khu vực:

Các tuyến đường cấp khu vực được cập nhật từ Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phân khu N3, GN và được xác định trên cơ sở chỉ giới đường đỏ các tuyến đường đã được phê duyệt, từ việc khớp nối các quy hoạch chi tiết và các dự án.

– Các tuyến đường khu vực gồm 2 tuyến phía Bắc và Đông Bắc khu đất, có mặt cắt ngang rộng 24,0m (mặt cắt 2-2) và 25,0m (mặt cắt 3-3). Thành phần mặt cắt ngang các tuyến đường như sau:

+ Mặt cắt 2-2:

Mặt đường: rộng 14,0m.

Hè đường: rộng 2×5,0m.

+ Mặt cắt 3-3:

Mặt đường: rộng 15,0m.

Hè đường: rộng 2×5,0m.

* Các tuyến đường cấp nội bộ:

– Đường phân khu vực trong phạm vi lập quy hoạch có mặt cắt ngang điển hình rộng 13,5m (mặt cắt 4-4). Các tuyến đường phân khu vực đấu nối vào các tuyến đường chính đô thị và đường khu vực. Thành phần mặt cắt ngang các tuyến đường như sau:

+ Mặt cắt 4-4:

Mặt đường: rộng 7,5m.

Hè đường: rộng 2×3,0m.

– Các tuyến đường nhóm nhà ở, đường vào nhà trong khu đất lập quy hoạch được thiết kế dạng ô cờ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo xe ô tô có thể vào đến tận chân công trình. Các tuyến đường nhóm nhà ở có bề rộng B = 12,0m, B = 10,0m. Đường vào nhà có bề rộng B =  6m. Thành phần mặt cắt ngang các tuyến đường như sau:

+ Mặt cắt 4*-4*:

Mặt đường: rộng 7,5m.

Hè đường: rộng 2×3,0m.

+ Mặt cắt 5-5:

Mặt đường: rộng 6,0m.

Hè đường: rộng 2×3,0m.

+ Mặt cắt 6-6:

Mặt đường: rộng 6,0m.

Hè đường: rộng 2×2,0m.

+ Mặt cắt 7-7:

Mặt đường: rộng 6,0m.

* Các nút giao thông:

– Các nút giao thông trong khu vực lập quy hoạch là các nút giao bằng.

– Các nút giao cắt giữa các tuyến đường cấp liên khu vực với nhau là các nút giao thông lớn, cần bố trí đèn điều khiển tín hiệu giao thông, các đảo dẫn hướng.

– Các nút giao cắt giữa các tuyến đường cấp liên khu vực với các tuyến đường cấp thấp hơn khác phải đảm bảo khoảng cách giữa các nút giao. Trường hợp không đạt, chỉ cho phép rẽ phải vào (ra) từ các làn xe tốc độ thấp ở sát bó vỉa, không được mở dải phân cách giữa kết hợp biển báo, sơn kẻ phân luồng.

Bãi đỗ xe công cộng:

– Theo đồ án quy hoạch phân khu N3 và GN đã được phê duyệt, trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch không bố trí bãi đỗ xe tập trung cấp khu vực. Tuy nhiên để đảm bảo nhu cầu bãi đỗ xe khách vãng lai của khu vực nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 1.080m2 (tính bằng 20% nhu cầu bản thân). Đề xuất xây dựng 01 bãi đỗ xe ngầm 02 tầng (hoặc 01 tầng hầm bố trí giàn đỗ xe 2 tầng) bố trí tại khu đất cây xanh ký hiệu CX-01 với diện tích đất khoảng 650m2.

Bãi đỗ xe công trình:

Công trình nhà trẻ, nhà liên kế, nhà biệt thự phải đảm bảo nhu cầu đỗ xe của bản thân công trình theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, hướng dẫn của Bộ Xây Dựng tại công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24/6/2013, tầng một và sân vườn của mỗi công trình. Cụ thể, khu nhà ở thấp tầng, nhà trẻ bãi đỗ xe được bố trí trong từng công trình.

Giao thông công cộng:

– Mạng lưới xe buýt công cộng: Dọc theo các tuyến đường cấp khu vực trở lên lâu dài sẽ bố trí tuyến xe buýt. Các trạm dừng xe buýt theo nguyên tắc: không bố trí trạm xe buýt trước khi vào nút giao thông chính; khoảng cách các trạm khoảng 300-500m và không quá 800m. Cụ thể sẽ được xác định theo quy hoạch chuyên ngành.

Không gian đi bộ:

– Để an toàn cho khách bộ hành, cần xây dựng hệ thống cầu, hầm cho bộ hành qua các tuyến đường cấp đô thị. Hệ thống cầu, hầm bộ hành gồm cầu, hầm qua nối hè phố hai bên các tuyến đường lớn và cầu, hầm nối tổ hợp các công trình qua các tuyến đường. Hiện tại, trên tuyến đường liên khu vực B=48m dự kiến bố trí 1 điểm cầu vượt bộ hành qua đường. (Cụ thể sẽ được xác định theo quy hoạch chuyên ngành)

* Các chỉ tiêu đạt được :

– Tổng diện tích khu vực quy hoạch         : 79.000(100%)

– Dân số                                                          : 800 người

– Diện tích đất giao thông                            : 28.836m2 (36,25%)

+ Đất đường cấp đô thị                                : 19.942m2 (25,24%)

+ Đất đường cấp khu vực                            : 6.688m2 (8,47%)

+ Đường cấp nội bộ (phân khu vực)          : 2.006m2 (2,54%)

(tính đến đường phân khu vực)

BẢNG TỔNG HỢP MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG

TT Tên, loại đư­ờng Số hiệu mặt cắt Chiều rộng

(m)

Chiều dài

(m)

 

Ghi chú

Diện tích

(m2)

A Đất Giao thông ngoài đơn vị ở    
I Cấp đô thị              19.942
1 Đ­ường liên khu vực 1 – 1 48 259 12.155
2 Đ­ường liên khu vực 1 – 1 48 322 tính 1/2 đường 7.787
B Đất giao thông thuộc đơn vị ở   22.010
I Cấp khu vực   6.689
1 Đường chính khu vực 2-2 24 243 tính 1/2 đường 2.854
2 Đường chính khu vực 3-3 25 145 3.835
II Cấp nội bộ   15.322
1 Đ­ường phân khu vực 4 – 4 13.5 126.5 2.006
2 Đư­ờng nhóm nhà ở 4*-4* 13.5 95 984
3 Đư­ờng nhóm nhà ở 5 – 5 12 677.4 8.129
4 Đư­ờng nhóm nhà ở 6 – 6 10 318.5 3.185
5 Đường vào nhà 7-7 6 169.5 1.017
Tổng     41.952

BẢNG KHÁI TOÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG

TT Tên, loại công trình Đơn vị Khối lượng

(km)

Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền

(triệu đồng)

1 Đường chính khu vực B = 24m Km 0.243 3.200 777.6
2 Đường chính khu vực B = 25m Km 0.145 3.200 464.0
3 Đường phân khu vực B = 13.5m Km 0.221 3.200 694.4
4 Đường nhóm nhà ở B = 12m Km 0.677 2.630 2.161,9
5 Đường vào nhà B = 6m Km 0.170 1.500 676,5
Tổng: A 4.774,4
Chi phí dự phòng: B = 30%A 1432
Tổng cộng: A+B       6.206,7
(Sáu tỷ, hai trăm linh sáu triệu đồng)

V.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

V.2.1. Quy hoạch san nền:

Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ hiện trạng thấp nhất khoảng 8,6 m nằm phía Tây Nam của dự án, cao nhất đến 8,9 m nằm phía Đông Bắc của dự án.

Căn cứ trên cao độ san nền định hướng trong quy hoạch phân khu GN và phân khu N3, cao độ hiện trạng khu vực dự án, cao độ khống chế của các tuyến đường quy hoạch giáp ranh, quy hoạch định hướng cao độ san nền khu vực trong dự án có cao độ từ 8,6 m đến 9,0 m.

Các ô san nền trong dự án được phân chia bởi các đường phân khu vực san nền dốc từ trong ra ngoài ô đất theo dạng mai rùa với độ dốc 0,4%.

San nền bằng cát hạt trung, đầm chặt k = 0,9.

V.2.2 Thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước được chọn là 2 hệ thống riêng biệt, thoát nước mưa riêng, thoát nước thải riêng.

Giải pháp mạng lưới thoát nước mưa:

+ Hệ thống mạng lưới thoát nước mưa được chọn là các tuyến cống tròn đặt dưới lòng đường.

+ Giải pháp thu nước mưa được chọn là các hè ga thu nước lòng đường, được đậy bằng các tấm ghi gang có lỗ, chịu lực.

+ Các hè ga trên các tuyến thoát nước mưa được bố trí theo quy định, phụ thuộc vào đường kính từng tuyến cống.

+ Độ dốc các tuyến cống được chọn với imin=1/D

+ Những nơi giao nhau sẽ được lắp đặt theo kiểu: Phía trên cùng là cấp nước, sau đó là thoát nước. ống cấp nước phải được bố trí cao hơn ống thoát nước thải theo quy định.

Phân lưu vực thoát nước mưa:

Nước mưa trên toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu được thoát tuân thủ theo định hướng quy hoạch phân khu, thoát đều hướng Đầm Và và Đầm Tiền Phong nằm ở phía Nam khu đất nghiên cứu.

+ Lưu vực 1: nằm ở phía Bắc của đường chính 48m, nước được thu vào trong các tuyến cống D600 và D800 trong khu đất và được gom vào tuyến cống BxH=1,5mx1,0m chạy dọc đường 48m và chuyển vào đường cống BxH=2,5mx1,5m rồi xả vào Đầm Và tại phía Nam khu đất.

+ Lưu vực 2: Nằm ở phía Nam của đường phân khu 48m, nước được thu vào trong các tuyến cống D600 trong khu đất và được gom vào tuyến cống D800 chạy dọc đuờng 48m và chuyển vào đường cống BxH=2,5mx1,5m rồi xả vào Đầm Và tại phía Nam khu đất.

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

Hạng mục công trình Đơn vị Khối lư­ợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
I.Cống tròn BTCT m 2400 2.700.000
D 600 mm m 1800 1,100 1.980.000
D800 mm m 600 1,200 720.000
II.Giếng thăm 192.000
D 600 mm giếng 26 4,500 117.000
D800 mm giếng 15 5,000 75.000
Cộng(I+II) 2.892.000
Chi phí khác 10%(I+II) 1.806.250
Tổng cộng 3.181.200

(Làm tròn: Ba tỷ, một trăm, tám mươi mốt triệu đồng)

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN

XÂY DỰNG SAN NỀN

Hạng mục công trình Đơn vị Khối lư­ợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
Khối lư­ợng đắp nền m3 52402
Khối lư­ợng đào nền m3 0
Cộng m3 52402 60 3.144.120
Chi phí khác 20% 628.824
Tổng cộng 3.772.944

(Làm tròn: Ba tỷ, bảy trăm, bảy mươi ba triệu đồng.)

V.3. Quy hoạch cấp nước:

V.3.1. Nguồn nước:

Theo quy hoạch phân khu và hướng tuyến cấp nước do viện quy hoạch Hà Nội cấp thì nguồn nước cấp lấy từ nhà máy nước Bắc Thăng Long đến theo các tuyến ống nước 150 ở phía đông và phía tây khu vực nghiên cứu.

V.3.2. Nhu cầu tiêu thụ nước

– Tiêu chuẩn cấp nước

+ Cấp nước sinh hoạt : 180 l/người ngđ.

+ Cấp nước phục vụ nhà trẻ, trường mầm non :  100 l/cháu /ngđ.

+ Cấp nước công  trình công cộng, dịch vụ : 5l/m2 sàn/ngđ.

+ Cấp nước tưới cây : 3l/m2/ngđ.

+ Cấp nước rửa đường : 0.5l/m2/ngđ.

+ Tỉ lệ dân số được cấp nước: 100%.

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU DÙNG NƯỚC
STT HẠNG MỤC SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ TIÊU CHUẨN ĐƠN VỊ NHU CẦU (M3)
I CẤP NƯỚC SINH HOẠT 800 người 180 l/ng.ngđ 144
II CẤP NƯỚC CÔNG CỘNG 320 m2 5 l/ng.ngđ 1.6
III CẤP NƯỚC GIÁO DỤC
TRƯỜNG MẦM NON 50 cháu 100 l/cháu.ngđ 5
IV CẤP NƯỚC CÂY XANH TTTD 2432 m2 3 l/m2/ng.đ 7,29
V CẤP NƯỚC ĐẦU MỐI HẠ TẦNG KỸ THUẬT 30 m2 5 l/m2 sàn/ng.đ 0,15
VI GIAO THÔNG 41.952 m2 0.5 l/m2/ng.đ 20,97
VII CẤP NƯỚC DỰ PHÒNG 20%Q 35,80
  TỔNG         214,81
  QTB NGÀY         215
Qngày max = Kngđ x QTBngày= 1.3 x 215 = 279,5 m3/ngđ (làm tròn 280 m3/ngđ)
Q Cấp nước= 280 m3/ngđ = 11,67 m3/h        
qhmax= Khmax x qTB = 1.7 x 11,67 = 19,84 m3/h = 5,51 l/s    
qs max= 7.48  l/s          

V.3.3. Mạng lưới đường ống

Trên cơ sở xác định nguồn nước như trên và quy hoạch sử dụng đất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân đợt xây dựng, mạng lưới cấp nước trong khu đất quy hoạch được thiết kế như sau:

Mạng lưới đường ống phân phối và dịch vụ được thiết kế theo nguyên tắc là mạng vòng kết hợp mạng cụt. Các công trình được cấp nước trực tiếp từ mạng dịch vụ.

Từ tuyến cấp nước truyền dẫn, xây dựng các tuyến ống phân phối có kích thước từ F110 – 150 mm dọc theo một số tuyến đường xung quanh khu đất. Các tuyến ống này được thiết kế đảm bảo khớp nối với mạng cấp nước của khu vực sau này.

Các tuyến ống dịch vụ có đường kính F50 là các tuyến ống cụt, được xây dựng dọc theo các tuyến đường vào nhà, lấy nước từ các tuyến ống phân phối F110¸F150 để cấp nước cho các công trình thấp tầng theo áp lực của hệ thống cấp nước chung.

Các tuyến ống cấp nước phân phối trên hè, đảm bảo khoảng cách ly an toàn đối với các công trình ngầm khác.

V.3.4. Cấp nước chữa cháy

Dọc theo các tuyến đường có đường ống cấp nước đường kính từ F110 trở lên sẽ bố trí các họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy định. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của Thành phố.

Đối với các công trình cao tầng cần có hệ thống chữa cháy riêng cho từng công trình được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành chữa cháy của khu vực.

BẢNG KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁNXÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

TT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền
(1000đ) (1000đ)
I Đường ống cấp nước sạch
1 ống Ф100 m 515 750 386250
2 ống Ф50 m 2270 250 567500
Cộng I m 2785 953750
II Trụ cứu hoả Bộ 06 13.500 81000
Cộng II 81000
III Các phụ phí khác = 20% của (I + II) 206950
IV Tổng cộng I + II + III 1241700
(Lấy tròn: Một tỷ, hai trăm, bốn mươi hai triệu đồng )

V.4. Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc:

V.4.1.Quy hoạch cấp điện:

  1. a) Nguyên tắc thiết kế:

– Tuân thủ các định hướng về quy hoạch cấp điện tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, trong đó có các nội dung được cập nhật từ quy hoạch chi tiết Phân khu đô thị N3, GN.

– Tính toán toàn bộ nhu cầu cấp điện trên cơ sở tiêu chuẩn tính toán được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được Bộ Xây Dựng ban hành năm 2010.

  1. b) Tiêu chuẩn thiết kế:

+ Biệt thự, nhà vườn                                                : 5KW/hộ.

+ Công cộng, dịch vụ                                               : 3KW/m2sàn

+ Trường mầm non                                                   : 0,2KW/cháu

+ Cây xanh TDTT                                                     : 1,2W/m2

+ Chiếu sáng đèn đường                                          : 1,2W/m2.

  1. c) Tính toán phụ tải:

Việc tính toán nhu cầu sử dụng điện được xác định trên cơ sở số liệu quy hoạch sử dụng đất, cụ thể:

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU CẤP ĐIỆN
STT KÝ HIỆU SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ CHỈ TIÊU CẤP ĐIỆN ĐƠN VỊ HS ĐỒNG THỜI COS φ CS TÍNH TOÁN (KVA)
1 ĐẤT TRƯỜNG MẦM NON 50 HS 0.2 KW/HS 0.7 0.90 7.8
2 ĐẤT CÔNG CỘNG 320 m2 3 KW/M2 0.9 0.9 0.78
3 ĐẤT CÂY XANH  TDTT 2.652 M2 1.2 W/M2 1.0 0.90 2.86
4 ĐẤT Ở
  ĐẤT Ở NHÀ LIÊN KẾ 93 HỘ 5 KW/HỘ 0.9   0.90 460
ĐẤT Ở BIỆT THỰ 107 HỘ 5 KW/HỘ 0.9 0.90 433,4
5 ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT 30 M2 SÀN 30 W/M2 SÀN 0.7 0.90 0.7
6 ĐẤT GIAO THÔNG 41.952 M2 1.2 W/M2 1.0 0.90 45.3
Tổng: 950.8

– Tổng nhu cầu tiêu thụ phụ tải điện khoảng: 951KVA.

  1. d) Nội dung và giải pháp thiết kế:

* Phạm vi thiết kế:

Xây mới mạng lưới cấp điện cho khu vực quy hoạch bao gồm:

+ Tuyến cáp ngầm 22KV và trạm biến áp 22/0,4KV.

+ Hệ thống chiếu sáng đường và chiếu sáng công cộng đô thị.

+ Mạng hạ thế 0,4KV chiếu sáng sinh hoạt.

* Nguồn cấp:

– Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Phân khu đô thị N3 và GN đã được phê duyệt, khu đất lập quy hoạch được được cấp nguồn từ trạm biến áp 110/22KV Đông Anh 2 và từ trạm biến áp 110/35/22KV Vân Trì (hiện có). Dự kiến xây dựng hai trạm biến áp phân phối đặt tại hai bên đường 48m, công suất lần lượt là : 2x250KVA và 2x800KVA.

– Hiện tại trạm biến áp 110/22KV Đông Anh 2 chưa được xây dựng nên trước mắt toàn bộ các phụ tải của khu quy hoạch sẽ được cấp nguồn từ trạm biến áp 110/35/22KV Vân Trì. Về lâu dài, khi trạm biến áp 110/22KV Đông Anh 2 được xây dựng theo quy hoạch, các phụ tải của khu vực sẽ được cấp nguồn từ trạm biến áp này.

* Mạng trung thế:

Từ tuyến cáp trục 22KV đi ngầm dọc hè tuyến đường quy hoạch B=48m đi cắt qua khu đất xây dựng các tuyến cáp nhánh 22KV đi dọc đường quy hoạch vào cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4KV của khu vực.

* Mạng phân phối:

Nguyên tắc bố trí và phân vùng các trạm biến áp.

+ Bán kính phục vụ < 300m.

+ Trạm biến áp được bố gần đường giao thông để tiện thi công, quản lý và sửa chữa khi có sự cố.

+ Trạm biến áp được bố trí gần trung tâm phụ tải tiêu thụ điện hoặc trong khu đất cây xanh đơn vị ở.

* Mạng hạ thế 0,4KV cấp cho sinh hoạt:

+  Mạng điện 0,4KV chiếu sáng sinh hoạt dự kiến thiết kế đi ngầm trong hào cáp bố trí trên hè các tuyến đường quy hoạch và trong sân đường nội bộ của các công trình và cụm công trình.

+ Dây dẫn dùng loại cáp bọc đi  ngầm  XLPE, tiết diện từ 4×70 ÷4x120mm2

– Mạng hạ thế 0,4kv chiếu sáng đèn đường:

+ Đối với hệ thống chiếu sáng đèn đường trong phạm vi khu đất sẽ được cấp nguồn từ các trạm biến áp công cộng.

+ Lưới hạ thế 0,4KV cấp điện cho chiếu sáng đèn đường thiết kế đi ngầm trên hè, cách bó vỉa 0,5m, hoặc đi ngầm trên dải phân cách giữa, dải phân cách phần đường xe cơ giới và xe thô sơ.

+ Đối với các tuyến đường còn lại trong khu quy hoạch, những tuyến có bề rộng lòng đường ≥ 14m được bố trí chiếu sáng hai bên, những tuyến có bề rộng lòng đường từ ba làn xe chạy trở xuống được bố trí chiếu sáng một bên.

Vị trí và công suất trạm biến thế trong bản vẽ này chỉ là dự báo, có thể điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch mặt bằng chính thức của công trình trong phạm vi ô đất đó trong giai đoạn lập dự án.

Các tuyến hạ thế đến công trình trong ô đất chỉ có tính chất minh hoạ, sẽ được thiết kế cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng tuỳ thuộc vào mặt bằng kiến trúc của từng ô đất xây dựng công trình đó.

– Dây dẫn dùng loại cáp bọc đi  ngầm  XLPE, tiết diện từ 4×16 ÷4x25mm2

BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN VÀ KHÁI TOÁN

 GIÁ THÀNH XÂY DỰNG

TT Hạng mục công trình Đơn vị Khối l­ượng Đơn giá Thành tiền

(đồng)

1 Cáp ngầm 22 KV Km             0.75 700.000 525.000
2 Cáp ngầm 0.4 KV CSSH Km             1.95 280.000 546.000
3 Cáp ngầm 0.4 KV CSĐĐ Km          2.00 250.000 500.000
4 Trạm biến áp 22/0,4KV KVA        2100 672 1.411.200
Cộng 2.982.200
Chi phí khác % 20 596.440
Tổng cộng 3.578.640
Làm tròn: Ba tỷ, năm trăm, bảy mư­ơi tám triệu đồng.

V.4.2. Quy hoạch thông tin liên lạc:

  1. a) Nguồn cấp:

Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch Phân khu đô thị N3 và GN đã được phê duyệt, khu đất lập quy hoạch được cấp nguồn từ trạm viễn thông 1.5 và 3.2 qua các tuyến cáp quang trục chính dự kiến được xây dựng dọc theo tuyến đường quy hoạch. Tuyến cáp này được đấu cấp vào hai tổng đài thông tin bố trí ở phía Bắc và phía Nam khu đất.

Ngoài tổng đài hữu tuyến, tại đây cũng sẽ bố trí trạm BTS vụ tuyến kết hợp bưu cục và các dịch vụ thông tin liên lạc cần thiết khác.

  1. b) Giải pháp và nội dung thiết kế:

* Tiêu chuẩn thiết kế:

– Nhà ở cao tầng, thấp tầng xây dựng mới            : 2 máy/hộ (hộ 4 người)

– Công trình công cộng, cơ quan                            : 1 máy/100 m2.sàn

– Nhà trẻ, mẫu giáo                                                   : 10 máy/trường

* Lưu ý: Tại thời điểm lập đồ án này, chưa có các quy chuẩn tiêu chuẩn quy định cụ thể về thông tin liên lạc. Do đó, các chỉ tiêu tính toán về nhu cầu thông tin liên lạc cơ bản xác định dựa trên Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và tham khảo các Quy hoạch chi tiết đó và đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi tiết sẽ được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn sau.

* Dự báo nhu cầu thuê bao thông tin liên lạc:

Căn cứ chỉ tiêu tính toán và quy mô các công trình, tính toán được tổng nhu cầu thuê bao của khu quy hoạch như sau:

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU THÔNG TIN LIÊN LẠC
STT KÝ HIỆU SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NHU CẦU (THUÊ BAO)
1 ĐẤT TRƯỜNG MẦM NON 1 TRƯỜNG 10 TB/TRƯỜNG 10
2 ĐẤT CÔNG CỘNG 320 M2 SÀN 1 TB/100M2 SÀN 4
3 ĐẤT Ở
ĐẤT Ở LIÊN KẾ 93 HỘ 2 TB /HỘ 186
ĐẤT Ở BIỆT THỰ 107 HỘ 2 TB /HỘ 214
4 ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT 30 M2 SÀN 1 TB/100M2 SÀN 1
TỔNG 415

Tổng nhu cầu thông tin liên lạc khoảng: 415 thuê bao.

  1. Mạng truyền dẫn:

– Từ tuyến cáp quang trục, xây dựng tuyến cáp trung kế đến tổng đài thông tin. Tổng đài thông tin được bố trí theo nguyên tắc:

+ Bán kính phục vụ ≤300m.

+ Các tủ cáp điện thoại có thể kết hợp tại vị trí bố trí với các trạm biến áp, tủ cấp điện hạ thế.

– Từ tổng đài xây dựng các tuyến cáp quang thuê bao đến từng đối tượng tiêu thụ.

BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ KHÁI TOÁN

 GIÁ THÀNHXÂY DỰNG

TT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lư­ợng Đơn giá Thành tiền
(1000đ) (1000đ)
1 Cáp quang truyền dẫn Km 0.35 200.000 70
2 Cáp thuê bao Km 2.17 55.000 119.46
3 Tủ cáp điện thoại 500 số Cái 1 4.200 4200
5 Tủ cáp điện thoại 200 số Cái 1 2.100 2100
7 Cộng 6489.46
8 Các chi phí khác % 20 1.297.892
9 Tổng cộng 7.787.352
Làm tròn: Bảy tỉ, bảy trăm, tám mư­ơi bảy triệu đồng.

V.5. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

V.5.1. Thoát nước thải

* Nguyên tắc thiết kế:

– Hệ thống cống thoát n­ước thải chính đ­ược thiết kế tuân thủ theo định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch Phân khu đô thị N3 và GN đó được phê duyệt, có khớp nối, bổ sung cho phù hợp với các nghiên cứu mới.

– Thiết kế đ­ường cống theo nguyên tắc tự chảy, đảm bảo thoát n­ước triệt để cho từng ô đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch thoát n­ước mư­a – san nền.

* Các chỉ tiêu tính toán thoát nước thải lấy bằng chỉ tiêu cấp nước như sau:

– Tiêu chuẩn thoát nước

+ Nước sinh hoạt : 180 l/người ngđ.

+ Nước thải nhà trẻ, trường mầm non :  100 l/cháu /ngđ.

+ Nước công  trình công cộng, dịch vụ : 5l/m2 sàn/ngđ.

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU THOÁT NƯỚC THẢI
STT HẠNG MỤC SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ TIÊU CHUẨN ĐƠN VỊ NHU CẦU
1 THOÁT NƯỚC SINH HOẠT 800 người 180 l/ng.ngđ 144
2 THOÁT NƯỚC TRƯỜNG MẦM NON 50 cháu 100 l/cháu.ngđ 5
3 THOÁT NƯỚC CÔNG CỘNG 320 m2 5 l/ng.ngđ 1.6
4 THOÁT NƯỚC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HẠ TẦNG KỸ THUẬT 30 m2 5 l/m2 sàn/ng.đ 0.15
5 DỰ PHÒNG 20%Q 29.8
  TỔNG         180.5
  QTB NGÀY         180.5
Qngày max = Kngđ x QTBngày= 1.3 x 180.5 = 234.6m3/ngđ (làm tròn 250 m3/ngđ)

 

* Định hướng thoát nước :

Theo Quy hoạch chung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch phân khu N3 và GN đã được phê duyệt, khu đất lập quy hoạch thuộc lưu vực nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long.

* Giải pháp và nội dung thiết kế:

– Giải pháp thiết kế:

+ Trước mắt, khi hệ thống thoát nước thải của thành phố chưa được xây dựng, để xử lý nước thải của khu đất dự kiến xây dựng bể xử lý nước thải cục bộ dạng hợp khối xây ngầm, công suất 250m3/ng.đ. Vị trí trạm xử lý nước thải được bố trí ở khu đất cây xanh (CX-02). Nước thải của khu đất sau khi xử lý đảm bảo vệ sịnh môi trường sẽ được thoát vào hệ thống thoát nước mưa.

+ Về lâu dài, nước thải được thoát vào đường cống thoát nước thải BTCT D300 trên trục đường 48m về trạm xử lý Bắc Thăng Long.

– Nội dung thiết kế:

Dọc theo tuyến đường trong khu vực nhà ở xây dựng các tuyến cống thoát nước thải riêng kích thước D300 kết hợp với các tuyến cống gom để thu gom nước thải từ các công trình và các khu dân cư trong khu vực sau khi đã được xử lý sơ bộ tại công trình.

– Để đảm bảo tiêu thoát nước triệt để cho các công trình, chọn độ sâu chôn cống tại các điểm đầu là 1,0m và độ dốc tối thiểu là 1/D.

– Dọc theo các tuyến cống thoát nước thải bố trí các giếng thăm tại các vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng dòng chảy, tại các điểm xả nước thải để nạo vét, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. Khoảng cách giữa các giếng thăm theo quy phạm tiêu chuẩn hiện hành.

V.5.2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường

  1. a) Chất thải rắn:

* Các chỉ tiêu tính toán khối lượng chất thải rắn:

+ Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt                             : 1,3 kg/ người.ngày

+ Chất thải rắn công cộng, vãng lai:                      : 20% chất thải rắn sinh hoạt

+ Tỷ trọng rác                                                           : 0,43 T/m3.

– Tổng dân số khu vực quy hoạch                         : 800 người.

– Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt                     : 1,29T/ngày (3m3/ngày)

– Tổng khối lượng rác thải của khách vãng lai     : 0,26T/ngày (0,6m3/ngày)

* Giải pháp thiết kế:

– Phân loại tại nguồn: Chất thải rắn phải được phân loại ngay từ nguồn phát sinh trước khi được thu gom, vận chuyển đến nơi quy định. Rác thải thông thường từ các  nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính: nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, tái chế và nhóm các chất phải xử lý chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.

– Ph­ương thức thu gom:

+ Đối với khu vực xây nhà ở biệt thự có thể thu gom chất thải rắn theo hai phương thức: Đặt các thùng rác nhỏ dọc theo các tuyến đường theo các cụm công trình; Xe vận chuyển thu gom từ các các hộ dân theo giờ cố định.

+ Đối với nhà trẻ và công trình công cộng, chất thải rắn được thu gom thông qua các hợp đồng riêng với các đơn vị chức năng.

+ Đối với chất thải rắn đường phố: Bố trí hệ thống thùng rác nhỏ dọc theo các tuyến phố. Các thùng rác được chia ra các ngăn chứa các lại chất thải rắn theo đặc tính: có thể thu hồi tái chế và phải xử lý.

* Điểm tập kết rác:

– Được xác định theo quy chuẩn QCXDVN07/2008BXD (Tất cả các khu đô thị quy hoạch mới đều phải bố trí các khu đất để xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn). Đảm bảo hoạt động chuyển chở không gây ảnh hưởng tới môi trường và mỹ quan đô thị.

– Bố trí điểm tập kết rác tại khu đất cây xanh phía Đông Nam của khu vực.

  1. b) Nghĩa trang:

Nhu cầu táng của người dân được đưa về nghĩa trang tập trung của khu vực, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN

KINH PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI

STT Tên vật liệu Khối lượng Đơn vị Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)
1 Cống D300 2170 m 420 911.400
2 Giếng thăm  D300 142 cái 2182 309.844
3 Bể xử lý hợp khối 1 cái 2500000 2.500.000
Cộng 3.172.270
Phụ phí 20% 634.454
Tổng cộng 3.806.724

(Làm tròn: Ba tỉ, tám trăm, linh bảy triệu đồng.)

V.6. Tổng hợp đường dây đường ống:

* Nguyên tắc thiết kế

– Tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn quy phạm về khoảng cách giữa các đường dây đường ống; khoảng cách giữa các đường dây đường ống đến công trình, bó vỉa, cột chiếu sáng.

– Việc bố trí các đường dây đường ống trên mặt bằng và chiều đứng được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên các đường ống tự chảy, đường ống uốn khúc, các tuyến ống có kích thước lớn.

– Giảm tối đa việc bố trí đường dây, đường ống dưới phần đường xe chạy.

* Giải pháp thiết kế:

– Bố trí tổng hợp đường dây đường ống trên mặt bằng và mặt cắt ngang các tuyến đường trên cơ sở các bản vẽ:

+ Quy hoạch giao thông.

+ Quy hoạch thoát nước mưa.

+ Quy hoạch cấp nước .

+ Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường .

+ Quy hoạch cấp điện.

+ Quy hoạch thông tin liên lạc.

V.7. Chỉ giới đường đỏ và định vị tim đường:

Bản vẽ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật được lập trên cơ sở bản vẽ Quy hoạch giao thông và bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1/500 đo vẽ theo hệ tọa độ VN-2000. Bản vẽ này là căn cứ để triển khai xác định mạng lưới đường ngoài thực địa, trên cơ sở tọa độ các điểm làm cơ sở xác định tim đường và các điều kiện khống chế, kết hợp với mặt cắt ngang đường.

  1. Nguyên tắc định vị:

– Định vị mạng lưới đường từ đường chính đến đường nhánh, từ đường lớn đến đường nhỏ.

– Đảm bảo khớp nối các chỉ giới đường đỏ đã xác định trong các hồ sơ khác.

  1. Định vị tim đường:

– Tim các tuyến đường được định vị bằng toạ độ kết hợp với các thông số kỹ thuật được ghi trên bản vẽ.

– Tại bản vẽ tỷ lệ 1/500 này xác định toạ độ tim các đường đô thị, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường cấp khu vực và đường cấp nội bộ (hai làn xe).

  1. Chỉ giới đường đỏ:

– Trên cơ sở các tim đường đã được định vị, kết hợp các mặt cắt ngang đường áp dụng cho từng tuyến đường để xác định chỉ giới đường đỏ.

  1. Chỉ giới xây dựng:

Chỉ giới xây dựng xác định trên cơ sở chiều rộng của đường và chiều cao công trình xây dựng theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Khoảng lùi xây dựng công trình cụ thể xem trên bản vẽ Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan – QH05.

        V.8. Đánh giá môi trường chiến lược:

V.8.1. Các căn cứ pháp lý liên quan tới Đánh giá môi trường chiến lược:

– Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Chính phủ.

            – Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010

– Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/11/2006 về “ Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển”

            – Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 9/8/2006 về việc “ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”

            – Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/2/2008 về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

            – Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý QHĐT, ngày 7/4/2010. Thay thế cho các điều về QHXD đô thị và các khu vực trong đô thị của NĐ08/2005/NĐ-CP.

            – Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

– Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

            – Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 8/11/2006 về “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”

            – Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

            – Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 và thay thế các quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án QHXD đô thị và các khu vực đô thị tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 7/4/2008 và Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

            – Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

            – Các văn bản pháp quy khác có liên quan.

            – Quy hoạch sử dụng đất và QH Hạ tầng kỹ thuật của đồ án.

V.8.2. Mục tiêu và nội dung đánh giá môi trường chiến lược:

            * Mục tiêu:

Nhằm đạt được sự phát triển bền vững thông qua lồng ghép các vấn đề về mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội trong quá trình lập quy hoạch chi tiết khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng.

            * Nội dung:

Xác định các vấn đề môi trường chính; Dự báo diễn biến môi trường; Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch.

  1. a) Phạm vi, giới hạn đánh giá và định hướng quy hoạch:

* Phạm vi về không gian:

+ Không gian trực tiếp: Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 8,03 ha.

+ Không gian ảnh hưởng: khu vực hành lang của phân khu GN (đầm Tiền Phong)

+  Ranh giới nghiên cứu lập dự án được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp đường quy hoạch chung có mặt cắt lộ giới 24m.

+ Phía  Nam giáp Đầm Và (đầm  Tiền Phong).

+ Phía Đông giáp dự án khu nhà ở du lịch cao cấp Vitcorp.

+ Phía Tây giáp đường quy hoạch chung có mặt cắt lộ giới 48m.

            * Định hướng quy hoạch:

Xây dựng một Khu nhà ở sinh thái và khu kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng bao gồm khuôn viên cây xanh, các khu nhà ở dạng biệt thự cao cấp, hệ thống các công trình công cộng khu ở và các khu nhà phố (nhà liền kế có sân vườn). Các hạng mục công trình trên được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, các công trình kiến trúc và kỹ thuật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay cũng như sau này.

  1. b) Hiện trạng các vấn đề môi trường chính:

Dự án được triển khai trên phần đất của xã Tiền Phong, là khu vực hiện tại chưa xây dựng, chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trống. Dự án bao gồm các hạng mục chính: Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, đường giao thông nội bộ.v.v. và đầu tư xây dựng nhà ở các loại; Công trình dịch vụ công cộng khác.

Bản thân các hạng mục này không có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, hiện nay khu vực nghiên cứu hiện đang là đồng ruộng nên vấn đề môi trường ở đây chưa được quan tâm đúng mức.

            * Địa hình địa mạo:

– Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, cao độ nền trung bình từ 8,6m – 8,9m, Địa chất, địa tầng được cấu tạo bởi các lớp trầm tích; nằm ở miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ thuộc kiến tạo của Hà Nội.

– Thuộc vùng khí hậu của thành phố Hà Nội, có hai mưa nắng, lạnh rõ rệt với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc, mùa hè các tháng 5,6,7 hướng gió ổn định, thịnh hành là Đông và Đông Nam, ảnh hưởng của gió đã làm ô nhiễm môi trường không khí, khả năng phát tán của mùi, đặc biệt là của bụi. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23oC, độ ẩm bình quân là 78%, ảnh hưởng đến tốc độ, dạng các hợp chất hữu cơ, nồng độ ôxy trong nước và quá trình hóa lý trong nước các vi sinh vật, vi khuẩn…Lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, theo kết quả thống kê của Viện khí tượng-thủy văn: Các trận mưa lớn có lượng mưa từ 100-200mm, hay các trận mưa kéo dài liên tục tập trung trong vài ba ngày thường ảnh hưởng trực tiếp gây ra úng ngập cho những vùng trũng thấp, thậm chí ngay cả những vùng bằng phẳng khi hệ thống tiêu thoát bị úng ngập, điều này đó ảnh hưởng đến môi trường nói chung và môi trường nước mặt và nước ngầm nói riêng.

– Trong khu vực có nhiều vùng cây xanh nông nghiệp lúa và rau màu. Có quỹ đất lớn nên rất thuận lợi để phát triển đô thị.

            * Hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, đất, nước ngầm, nước mặt, cây xanh, vệ sinh môi trường:

– Môi trường không khí tương đối trong lành do có nhiều cây xanh nông nghiệp, hồ nước (>95,68% diện tích là đất ruộng canh tác và mặt nước).

– Tuy nhiên, xu thế diễn biến môi trường khi không có quy hoạch phát triển đô thị, với hiện trạng khu vực nghiên cứu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn không đồng bộ như:

+ Mạng lưới đường giao thông chưa được hoàn chỉnh, tỷ lệ đất giao thông thấp.

+ Hệ thống thoát nước chung giữa nước thải với nước mưa vào ao hồ kênh mương thủy nông, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số nghĩa trang tồn tại lâu đời hiện vẫn nhận mai táng cho dân địa phương, nguồn cấp nước sạch còn thiếu.

  1. c) Dự báo và đánh giá các tác động môi trường do ảnh hưởng của phát triển đô thị:

* Khái quát việc phát triển đô thị trong khu vực:

Để có cơ sở dự báo và đánh giá tác động môi trường do ảnh hưởng của phát triển đô thị, ta có thể tóm tắt nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng như sau:

– Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng được phát triển đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, trên nguyên tắc đảm bảo điều kiện sống của người dân với các chỉ tiêu sử dụng theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

– Trong khu vực này, đô thị được phát triển bao gồm các chức năng sử dụng đất: Hạ tầng kỹ thuật; Cây xanh; Công cộng khu ở; Đất đường giao thông; Công trình giáo dục; Đất ở gồm: nhà liên kế phố, nhà ở biệt thự…

– Hệ thống hạ tầng được thiết kế đồng bộ, hài hoà và hợp lý giữa các công trình hạ tầng với nhau (ngầm, đồng bộ…), gồm các quy hoạch: Giao thông; San nền thoát nước mưa; Cấp nước; Cấp điện; Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

* Dự báo các yếu tố tác động của quy hoạch xây dựng đối với môi trường:

Việc đưa một diện tích lớn hiện là đồng ruộng, đất trống vào khai thác phát triển đô thị sẽ tác động tới môi trường và làm thay đổi hệ sinh thái, điều kiện vi khí hậu, môi trường nước, đất, không khí… Quy hoạch xây dựng đô thị được nghiên cứu và lập trên nguyên tắc phát triển đồng bộ đô thị, hài hoà với môi trường đảm bảo phát triển bền vững trong khu vực. Tuy nhiên trong đồ án này ta có thể xác định được một số nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, để phân tích, đánh giá và xác định các vấn đề về môi trường đó hoặc chưa được giải quyết trong đồ án, làm cơ sở kiến nghị giải pháp, biện pháp hạn chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực. Cụ thể các nguồn là:

– Các công trình công cộng nói chung có khả năng gây ồn và ô nhiễm nước do không thu gom xử lý triệt để nước thải và chất thải rắn.

– Các công trình nhà ở cao tầng, thấp tầng nằm có khả năng gây ô nhiễm nước và mất vệ sinh môi trường do rác thải, nếu không áp dụng biện pháp xử lý nước thải và thu gom chất thải rắn theo quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người dân sống trong khu vực đó.

– Các hoạt động giao thông trên các tuyến đường quy hoạch gây khói bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân.

– Các hoạt động xây dựng trong quá trình thực hiện dự  án cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường với cường độ và quy mô lớn song có thời gian không kéo dài.

* Đánh giá các tác động môi trường:

Trên cơ sở xác định các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ta có thể đánh giá các tác động tới môi trường xung quanh của việc xây dựng, khai thác các công trình có khả năng gây ô nhiễm này đối với các thành phần môi trường sau:

– Tác động tới môi trường không khí: Chủ yếu ô nhiễm môi trường không khí khói, bụi, tiếng ồn bởi các hoạt động giao thông trên các trục, tuyến đường và việc triển khai xây dựng các công trình trong quá trình thực hiện dự án này.

– Tác động tới môi trường nước: hầu như không có tác động tới môi trường nước, do giải pháp xử lý nước thải theo quy hoạch đã được giải quyết triệt để.

– Tác động tới môi trường về tiếng ồn: ô nhiễm về tiếng ồn chủ yếu bởi các hoạt động giao thông trên các trục, tuyến đường và việc triển khai xây dựng các công trình trong quá trình thực hiện dự án này cũng như quá trình đưa các công trình công cộng vào khai thác sử dụng.

– Tác động tới môi trường đất: Các hoạt động xây dựng theo quy hoạch được đánh giá là không làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực.

– Tác động tới môi trường lịch sử, văn hoá truyền thống: Các hoạt động xây dựng theo quy hoạch được đánh giá là không làm ảnh hưởng tới môi trường lịch sử, văn hoá truyền thống mà còn tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan cho các công trình này.

  1. d) Các vấn đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch:

Trên cơ sở phân tích các nguồn theo quy hoạch có khả năng gây ô nhiễm cũng như đánh giá các tác động của nó đối với các thành phần môi trường, trên góc độ quy hoạch đồ án quy hoạch đã đề xuất trong hồ sơ các biện pháp giải quyết nhằm hạn chế tối đa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cụ thể như sau:

* Các vấn đề môi trường đó được giải quyết:

Các vấn đề môi trường đã được giải quyết được thể hiện đồng bộ trong hồ sơ quy hoạch chi khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng trên cơ sở tổ chức khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với các số liệu, chỉ tiêu, quy định có liên quan.

Vấn đề cơ bản nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 này đã giải quyết được đó là việc tổ chức được kết nối với hệ thống cây xanh giữa các công trình nhà vườn và công trình biệt thự. Ngoài ra các vấn đề về môi trường đã được giải quyết cụ thể đối với từng nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường như sau:

            – Về môi trường không khí:

Đối với quy hoạch giao thông, trong đồ án đã lựa chọn giải pháp mạng giao thông hợp lý đảm bảo giao thông liên tục, thông suốt thì để giảm thiểu ô nhiễm không khí, trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường có hè phố rộng  ≥ 3m và thực hiện đúng quy định tại Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải và tiếng ồn của các phương tiện giao thông hoạt động trên đường. (Việc trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường sẽ được xác định cụ thể trong dự án đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt)

– Về môi trường nước:

+ Thiết kế mạng lưới cấp nước sạch lấy nước từ mạng lưới cấp nước của Thành phố sẽ giúp phần giảm thiểu việc khai thác nước ngầm ảnh hưởng đến mực nước ngầm của khu vực.

+ Đối với quy hoạch thoát nước bẩn, đồ án đã xác định từ hệ thống thoát nước bẩn phải được xây dựng là hệ thống cống riêng giữa nước mưa và nước thải bao gồm: Nước bẩn của công trình phải được xử lý bên trong ô đất đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sau đó theo các tuyến cống thoát nước bẩn đến trạm xử lý nước thải cục bộ của khu vực.

– Về các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:

+ Đối với tiếng ồn do các hoạt động giao thông: Việc thiết kế mạng lưới giao thông hợp lý đảm bảo giao thông thông suốt và hệ thống cây xanh bên đường sẽ làm giảm đáng kể nguồn ô nhiễm tiếng ồn.

Ngoài ra trong đồ án đã quy định từ về việc thu gom, xử lý chất thải rắn như sau: Rác được phân loại tại nguồn, thu gom triệt để và vận chuyển đến khu xử lý tập trung của Thành phố.

– Khi lập dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công cộng như khu vui chơi, giải trí… Chủ đầu tư cần có giải pháp xây dựng các khu nhà vệ sinh công cộng. Đặt các thùng rác công cộng để đảm bảo vệ sinh môi trường.

* Các vấn đề môi trường chưa được giải quyết:

Như đã nêu trên, về cơ bản các yếu tố và nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường đã đề cập, được lường trước và đề ra các biện pháp xử. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết tiếp trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, xây dựng công trình và khai thác sử dụng sau này, đó là:

– Việc xây dựng các công trình trong khu vực này là một quá trình lâu dài, nên trong đồ án này chưa thể xác định và nêu được đầu đủ các yếu tố gây ô nhiễm bôi, tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng công trình.

– Trong phạm vi một đồ án quy họach chi tiết, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công tác xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch chỉ có thể nêu và giải quyết được các vấn đề cơ bản như trên. Nhưng không thể đề cập hết các vấn đề gây ô nhiễm và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn phụ thuộc vào yếu tố nhận thức của người sử dụng cũng như các yếu tố kỹ thuật khác. Các vấn đề này sẽ được đề cập và cụ thể hoá trong quá trình đánh giá tác động môi trường theo quy định kèm theo dự án đầu tư xây dựng trong khu vực. Đồng thời phải được giải quyết đồng bộ giữa việc tuyên truyền vận động, đề ra các chính sách, biện pháp và kế hoạch quản lý, quan trắc, giám sát tác động môi trường của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

  1. e) Kiến nghị các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường:

* Kiến nghị bổ sung và hoàn thiện các giải pháp thiết kế QHCT:

Về cơ bản đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng đã được xem xét và nghiên cứu giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh liên quan tới khả năng gây ô nhiêm môi trường do phát triển đô thị trong khu vực. Tuy nhiên đối với từng chức năng sử dụng đất, từng công trình xây dựng, ngoài việc thực hiện theo đúng các quy định trong quy hoạch này, khi lập dự án đầu tư, thiết kế, xây dựng và khai thác sử dụng các công trình trong khu vực này phải có giải pháp thiết kế cụ thể đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường theo đúng quy định hiện hành.

* Kiến nghị các chính sách bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Để xây dựng theo quy hoạch được duyệt đảm bảo phát triển đô thị bền vững, ngoài các chính sách chung của Nhà nước có thể áp dụng một số chính sách cụ thể bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sau:

– Có chính sách khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông và giao thông công cộng không gây ô nhiễm môi trường đồng thời với việc kiểm soát, khống chế quản lý số lượng phương tiện giao thông tham gia trong khu vực này.

– Có chính sách và chế tài cụ thể đối với việc quản lý, giám sát tác động tới môi trường đồng thời đề ra chương trình và kế hoạch quản lý các hoạt động liên quan tới môi trường.

– Có chính sách hỗ trợ các hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trong khu vực.

– Có chính sách tuyên truyền, vận động, giáo dục nhận thức và có chế tài cụ thể để mọi người tham gia hoạt động trong khu vực phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

* Kiến nghị một số biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Ngoài các kiến nghị, bổ sung, hoàn thiện các giải pháp thiết kế quy hoạch chi tiết và các chính sách mang tính định hướng nêu như trên, đồ án kiến nghị một số biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình đầu tư xây dựng theo quy hoạch và khai thác sử dụng công trình như sau:

– Đối với hoạt động công cộng trong khu vực (thương mại, dịch vụ, mua sắm…):

+ Phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, nơi tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại các cơ sở công cộng, thương mại, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ tập trung.

+ Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

– Đối với các sinh hoạt, hoạt động của dân cư trong khu vực và nơi công cộng:

+ Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường và các yêu cầu về cảnh quan đô thị, đồng thời phải có các thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.

+ Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Các hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường: Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt, xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải theo đúng quy định; Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

– Đối với hoạt động xây dựng trong khu vực:

+ Các công trình xây dựng trong khu vực phải có biện pháp che chắn bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép và hoạt động xây dựng theo đúng quy định của Thành phố.

+ Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường.

+ Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom và vận chuyển tới khu xử lý theo quy định của ThànhPHẦN 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

VI.1.  Kết luận :                                          

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng được lập trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch chung khu đô thị mới Mê Linh, quy hoạch phân khu N3, quy hoạch phân khu GN đã được phê duyệt.

Đồ án đã cập nhật và kế thừa đề xuất về quy hoạch của các đồ án, các dự án đã nghiên cứu. Khớp nối với đầu mối hạ tầng kỹ thuật của khu vực, trên cơ sở đó đề xuất phương án quy hoạch đảm bảo phát triển ổn định lâu dài và bền vững cho khu vực.

Đồ án đã đề xuất các giải pháp cụ thể về quy hoạch đất đai, tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan cho khu vực, quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật,  nhằm mục đích xây dựng một khu đô thị mới với không gian đô thị sinh động và hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất nhằm mục đích phục vụ nhu cầu về nhà ở cho nhân dân.

Đồ án được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để chính quyền địa phương quản lý đất đai xây dựng, tạo điều kiện cho các dự án tiếp theo xây dựng và phát triển theo quy hoạch .

VI.2.  Kiến nghị

Kính đề nghị UBND Tp. Hà Nội sớm xem xét phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu nhà ở sinh thái và kinh doanh tổng hợp Vạn Thắng, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Tp. Hà Nội, để  làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, và là cơ sở để Đơn vị chủ đầu tư lập các dự án đầu tư xây dựng, phát triển trong các giai đoạn sau.